So Xo

Trong truyền thống của người Việt Nam có một phong tục là lễ mừng thọ, là nét đẹp trong truyền thống xsvt

【xsvt】'Mừng thọ tuổi 70 không còn phù hợp'

Trong truyền thống của người Việt Nam có một phong tục là lễ mừng thọ,ừngthọtuổikhôngcònphùhợxsvt là nét đẹp trong truyền thống xưa nay của dân tộc ta, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn và thể hiện sự tôn trọng đối với người cao tuổi. Đây cũng là dịp để chính quyền địa phương, nhà nước thể hiện sự quan tâm đến người cao tuổi trong xã hội, để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo đối với bậc sinh thành.

Hiện nay, tôi thấy việc tổ chức mừng thọ được thực hiện ở độ tuổi 70, 75, 80 và cao hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta lấy mức 70 tuổi để tổ chức mừng thọ thì cũng còn nhiều điều phải bàn đến, đặc biệt đó là khi người tổ chức trao tặng là cơ quan địa phương nơi người đó cư trú.

70 tuổi của một đời người, trải qua bao sóng gió, buồn vui, thăng trầm, nhiều người đã có cuộc sống rất an nhiên và hạnh phúc, điều đó là một niềm hạnh phúc lớn cho gia đình và con cháu. Nhưng ngẫm lại, cũng có nhiều điều chưa thật sự hợp lý. Ở thời đại này, mới 70 tuổi, ở nông thôn bà con hàng xóm cũng chỉ gọi bằng bác, bằng ông, bà; ở thành phố nhiều người còn ăn mặc rất sành điệu, vẫn tham gia các buổi tiệc tùng cùng bạn bè.

Tuy nhiên, theo quy định mừng thọ ở nhiều địa phương hiện nay, người ta lại trao tặng người già 70 tuổi giấy chứng nhận và lời chúc mừng với nội dung: "Chúc mừng cụ Nguyễn Văn A, Trần Thị B...". Thời đại khoa học và công nghệ y học phát triển như hiện nay, 70 tuổi mà đã gọi bằng "cụ" và tổ chức mừng thọ, theo tôi có vẻ hơi máy móc và không phù hợp nữa.

Theo tôi, việc xã hội và gia đình tôn trọng hay chăm sóc tốt người già từ 70 tuổi là một điều nên làm, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Rất nhiều người già là tấm gương sáng cho con cháu noi theo về sự nghị lực, tinh thần tự tôn, tự trọng, gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp. Họ luôn là nơi để con cháu tìm về. Tôi cũng từng xem một phóng sự về cụ già ở Thanh Hóa trả sổ hộ nghèo cho địa phương vì bà vẫn còn muốn lao động sản xuất, vẫn đầy lòng tự trọng, không muốn phiền đến ai, điều đó rất đáng để con cháu và xã hội noi theo.

Thời nay, đặc biệt ở thành phố, nhiều người già 70 tuổi trở lên vẫn còn tham gia lao động, nhiều người vẫn đi làm bảo vệ cho các công ty, làm việc đồng áng, thậm chí làm trong cơ quan chính quyền. Bởi đối với nhiều người lớn tuổi, việc nghỉ ngơi và an dưỡng tuổi già đối với họ lại là một sự nhàm chán và khiến đầu óc cũng như cơ thể của họ ít hoạt động hơn. Nó sẽ kéo nhanh quá trình lão hóa và sự đi xuống của sức khỏe.

>> U80 vẫn làm việc để không phải sống nhờ lương hưu

Cũng có một số không ít người ngoài 70 tuổi nhưng sức khỏe và năng lượng sống rất tràn trề. Họ còn có thể lái xe máy, ôtô để đưa đón cháu đi học, đi du lịch. Họ cũng học sử dụng thành thạo smartphone, máy tính và các đồ công nghệ khác. Việc gán cho họ danh xưng "cụ" chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của nhiều người già như tôi đã phân tích ở trên.

Nếu gia đình nào đó có bố mẹ đến tuổi 70 nhưng còn trẻ khỏe, năng động, mà địa phương lại tổ chức mừng thọ, gọi họ bằng "cụ" này, "cụ" kia thì đôi khi chính người trong cuộc sẽ chạnh lòng chứ chưa chắc đã vui. Thời nay, con người được chăm sóc y tế tốt hơn, không còn đói khổ như xưa nữa, nên tuổi thọ cũng tăng lên rất nhiều, không thể lấy mốc 70 tuổi để cho rằng một người đã già.

Tâm lý học cũng đã chứng minh, khi xã hội gán cho ai đó là "già" thì bản thân họ cũng sẽ nghĩ rằng mình đã ở giai đoạn cuối của cuộc đời rồi, sẽ không còn sự cởi mở và năng động nữa, không còn tiếp thu cái mới dễ dàng nữa, vì họ sợ rằng làm những việc lớn và theo đuổi những điều mới mẻ không còn phù hợp với đánh giá của xã hội. Và rồi, họ phải cư xử yếu đuối, lụ khụ như người già. Việc gán ghép danh xưng "cụ" cho người 70 tuổi trong nhiều trường hợp là đã vô tình ghép họ vào sự khuôn phép, lề lối, hành xử theo sự mong muốn của xã hội.

Mới chỉ mấy hôm nay thôi, tôi còn nghe được thông tin một bà cô 70 tuổi bơi 150 km qua eo biển giữa Cu Ba và Mỹ, điều mà vô số thanh niên còn chẳng làm được. Rồi còn chuyện ông chú U90 ở miền Tây nhưng vẫn tập gym và lái môtô phân khối lớn, cơ bắp cuồn cuộn, tư tưởng và tâm hồn chỉ như một người trung niên 50 tuổi.

Thời nay, thiết nghĩ để ai đó được gọi bằng "cụ" thì ít nhất cũng phải từ 80 tuổi trở lên. Chúng ta không nên tùy tiện gán cho người nào đó là đã già, hoặc ít nhất cũng nên hỏi ý kiến của họ xem có muốn được tặng quà và giấy mừng thọ từ đại phương hay không? Có một câu nói rất hay rằng: "Không quan trọng bạn đã bao nhiêu tuổi. Quan trọng là tâm hồn bạn bao nhiêu tuổi?". Nên chăng chúng ta cần thay đổi mốc thời gian tuổi mừng thọ cho người già trong thời đại mới?

Điều 21 Luật người cao tuổi 2009 có quy định về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi như sau:

- Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.

- Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên.

Nguyễn Văn Hòa

>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap