Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lâm Vĩnh Niên,ácsĩchiasẻcáchănuốnggiúpngườibịcảmcúmmauhồiphụking bet 86 Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng hồi phục khi mắc bệnh cảm cúm.
"Cần chú ý ăn uống đa dạng, cân bằng, đầy đủ các nhóm chất. Chế biến thức ăn mềm, kết hợp nhiều thực phẩm để tăng hương vị thơm ngon. Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh trong chế độ ăn để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể", bác sĩ Niên khuyến cáo.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng phù hợp có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, làm giảm các triệu chứng cảm cúm và tăng tốc độ phục hồi. Các lựa chọn thực phẩm lành mạnh được liệt kê dưới đây làm dịu cổ họng và giúp bạn mau khỏi bệnh.
Ưu tiên các món dễ tiêu, ấm nóng
Súp gà hoặc cháo gà nấu thêm hành, tía tô hoặc canh gà nấu gừng, là một trong những món ăn tốt để ăn khi bị cảm cúm. Chất dinh dưỡng trong các món ăn này giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Thịt gà cũng chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các chất khoáng canxi, phospho, sắt… Ngoài bổ dưỡng, thịt gà còn là thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu.
"Đối với người bệnh cảm cúm nên ăn các món dễ tiêu, ấm nóng để tăng tác dụng giải cảm. Nhấm nháp mùi thơm của súp gà nóng, cháo gà, canh gà nóng..., giúp chống lại vi khuẩn và vi rút", bác sĩ Vũ chia sẻ.
Có thể thay thế thịt gà bằng thịt bò, làm nên món cháo thịt bò nấu cà rốt hoặc cháo thịt bò tía tô hoặc súp thịt bò cà rốt… Thịt bò rất giàu protein, sắt, magie, selen, phospho, vitamin B6, B12, kẽm… Kẽm có tác dụng tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, tốt cho người bệnh cảm cúm, giúp tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Chú ý bổ sung chất điện giải
Theo bác sĩ Vũ, khi bị cảm cúm, cơ thể của bạn dễ bị mất nước và các chất điện giải. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất để hỗ trợ điều trị bệnh cúm là giữ đủ nước. Khi uống đủ chất lỏng, sẽ giúp làm loãng chất nhầy và giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Nó cũng giúp bổ sung chất điện giải đã mất.
Nước lọc. Không gì đánh bại được lợi ích của việc uống nước lọc. Chú ý giữ đủ nước cho cơ thể, nhất là khi bị cảm cúm.
Nước dừa. Nước dừa giàu dưỡng chất như chất điện giải, kali và glucose bổ sung năng lượng cho cơ thể. Có thể giảm sốt hiệu quả.
Trà gừng. Các hợp chất của gừng được biết đến với tác dụng ngăn chặn vi trùng. Thêm vào đó, lợi ích chống viêm của nó do một hợp chất được gọi là gingerol có thể làm giảm đau cơ và đau đầu. Ngâm gừng tươi (gọt vỏ và thái lát) trong nước nóng trong 5 phút. Thêm một ít mật ong hoặc chanh và thưởng thức.
Nước ấm với chanh. Nếu không thích dùng trà gừng, nước ấm với chanh và mật ong cũng có thể hữu ích. Loại thức uống này vừa giúp bổ sung nước vừa có thể làm loãng chất nhầy. Thêm vào đó, chanh có chứa vitamin C, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch.
Hệ thống miễn dịch được nuôi dưỡng tốt sẽ có khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Khi khỏi bệnh cảm cúm, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều loại thực phẩm, trái cây và rau nhiều màu sắc, các loại đậu. Đây là những thực phẩm giàu chất phytochemical - các hợp chất tự nhiên trong thực phẩm có thể giúp tăng cường sức khỏe.