Đề xuất nêu trong báo cáo của quận 1 vừa gửi UBND TP HCM về kế hoạch chỉnh trang chợ Bến Thành - một trong những công trình kiến trúc biểu tượng của đô thị 10 triệu dân,ếnnghịgiảmgầnmộtnửakinhphícảitạochợBếnThàthiên hạ bet đăng nhập thu hút nhiều người dân, du khách đến mỗi ngày.
Trước đó, chợ Bến Thành dự kiến được cải tạo tổng thể với kinh phí khoảng 255 tỷ đồng. Do công trình là chợ loại một, không được cấp ngân sách để cải tạo, sửa chữa nên nguồn thực hiện từ xã hội hóa. Tuy nhiên, làm việc với các đơn vị liên quan, UBND quận 1 đánh giá phương án xã hội hóa từ nay đến năm 2025 với kinh phí trên là không khả thi.
Căn cứ khả năng đóng góp của thương nhân và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của chợ Bến Thành, quận đề xuất cải tạo chợ theo hai giai đoạn với tổng kinh phí gần 140 tỷ đồng, giảm 45% so với kế hoạch ban đầu và có thêm nguồn vốn ngân sách. Với phương án này, một số hạng mục của chợ sẽ không được cải tạo.
Cụ thể, giai đoạn một (hoàn thành trước 30/4/2025) sẽ sửa chữa, thay mới một số hạng mục trong chợ như: hệ thống thoát nước, điện, phòng cháy chữa cháy, nền.. với kinh phí gần 45 tỷ đồng. Trong đó, 15 tỷ đồng từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị và gần 30 tỷ đồng từ nguồn thu của các thương nhân tại chợ thông qua thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng trong 7 năm.
Giai đoạn hai, quận 1 đề xuất triển khai sau khi chợ Bến Thành được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Lúc này, nguồn vốn thực hiện sẽ được ngân sách cấp theo quy định bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Các hạng mục cải tạo gồm: mái, kết cấu đỡ mái, cổng chợ, phù điêu, tháp đồng hồ, vách, cột... Kinh phí dự tính khoảng 95 tỷ đồng.
Chợ Bến Thành được xây từ năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 hoàn tất. Công trình có tổng diện tích hơn 13.000 m2, giới hạn bởi 4 trục đường: Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang. Các ngành hàng kinh doanh chủ yếu ở đây gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ... Chợ từng được cải tạo, sửa chữa giữa năm 1985.
Lê Tuyết