Mỹ,ệpxácđịnhđibằnghaichâtỷ lệ cược c1 EU giảm mua, đơn hàng sa sút
Phát biểu tại diễn đàn "Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam" chiều 11.12, tại Hà Nội, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Lê Việt Nga cho biết, hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp Việt Nam tham gia thành công và trở thành mắt xích quan trọng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhiều ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam đã ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới, đưa Việt Nam vào nhóm 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam: "Nói tới hàng Việt không phải chỉ là hàng tiêu thụ ở thị trường trong nước mà cả ở nước ngoài. Đi các nước trên thế giới thấy rất nhiều hàng Việt như hàng dệt may, da giày… Chúng ta rất tự hào về điều đó".
Dù vậy, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước thừa nhận, hàng Việt Nam xuất khẩu đang đối mặt không ít thách thức.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tình hình xuất, nhập khẩu trong tháng cuối năm sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm; trong khi đó, các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu.
"Sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt, các ngành hàng như dệt may, da giày, điện tử… chỉ cung ứng cho nhu cầu nội địa 10% sản lượng, 90% sản lượng còn lại để xuất khẩu", bà Nga lý giải rõ hơn.
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước chia sẻ thêm: không khó để nhận thấy hàng loạt các quy định mới từ các thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian gần đây đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao về chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc, sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm với xã hội và môi trường.
Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cả năm của một số ngành hàng Việt Nam có thế mạnh sẽ giảm (như dệt may, da giày…).
Điều chỉnh các chính sách cho phù hợp
Không chỉ xuất khẩu gặp khó, hàng Việt cũng đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà". Bà Nga nhìn nhận, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính thức có hiệu lực.
Đây là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung. Tỷ trọng hàng ngoại nhập trong hệ thống phân phối, đặc biệt là kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, nhiều khả năng sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Theo bà Nga, các nền tảng số, thương mại điện tử đang ngày càng phát triển nhanh liên tục những năm qua và chiếm lĩnh thị trường với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/ năm.
Theo thống kê của Metric, trong 6 tháng đầu năm, 3 nền tảng nước ngoài gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada đã chiếm 90% doanh thu của thị trường "số" ngày càng mở rộng tại Việt Nam (ước đạt 75.300 tỉ đồng).
"Bên cạnh đó, nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài cả trực tuyến và trực tiếp đã tích cực đầu tư mở rộng hệ thống cửa hàng vật lý, kho hàng hóa tại Việt Nam để phân phối hàng ngoại nhập, nhất là mỹ phẩm, hàng thời trang (dệt may, da giày), thực phẩm chức năng và thực phẩm cao cấp, đồ nội thất và gia dụng, sản phẩm phục vụ mẹ và bé…", bà Nga nói.
Đề cập sâu hơn câu chuyện của ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm khẳng định: năng lực sản xuất toàn ngành dệt may Việt Nam khoảng 50 tỉ USD, trong đó khoảng 85 - 87% xuất khẩu, còn lại 10 - 15% phụ thuộc thị trường trong nước. Như vậy, dung lượng thị trường trong nước quá nhỏ bé so với năng lực sản xuất toàn ngành nên ngành dệt may xác định phải "đi bằng hai chân".
Nhìn nhận trong nước nền kinh tế đang trên đà phát triển, dư địa thị trường nội địa còn nhiều, các doanh nghiệp phải dần thay đổi, điều chỉnh, song ông Cẩm cũng đề xuất thời gian tới Nhà nước cần điều chỉnh các chính sách cho phù hợp, điển hình là chính sách về ưu đãi thuế để khuyến khích, hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp; cùng với đó, công tác chống hàng giả, hàng lậu… cũng phải được đẩy mạnh hơn.
Theo báo cáo của các địa phương, trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hóa sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90% như: Co.opmart (90%), Winmart (90%), BRG Retail (80 - 90%)...
Các hệ thống phân phối có vốn đầu tư nước ngoài như Aeon, Central Retail, MMMegaMarket, LotteMart… cũng có nhiều nỗ lực trong việc đóng góp cho cộng đồng nơi mở cơ sở kinh doanh bằng việc thu mua, hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm địa phương, đặc sản vùng miền và giữ tỷ lệ hàng Việt Nam cao trong kênh phân phối của mình.