So Xo

Theo tiến sĩ, bác sĩ Bùi Quốc Thắng, Phó phò tỷ lê kèo

【tỷ lê kèo】Hàng triệu người 'phát cuồng' với... tiếng lật giấy, gõ bàn phím

Theàngtriệungườiphátcuồngvớitiếnglậtgiấygõbànphítỷ lê kèoo tiến sĩ, bác sĩ Bùi Quốc Thắng, Phó phòng Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), hiệu ứng ASMR (tạm dịch: Phản ứng kích thích cảm giác tự động) sẽ được “kích hoạt” khi người nghe có cảm giác râm ran ở đầu, gáy và cổ. Đây là hành vi phản xạ vô thức của con người khi cơ thể tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài. 

Trong đó, có thể kể đến các dạng ASMR phổ biến như personal attention (hình thức giúp người xem có cảm giác như đang tương tác trực tiếp với người trong video); roleplay (nhập vai); mukbang (vừa ăn uống vừa ghi hình); whispering (tiếng thì thầm). 

Hàng triệu người “phát cuồng” với tiếng lật giấy, gõ bàn phím - Ảnh 1.

Một video ASMR mô phỏng hoạt động trang điểm đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem trên YouTube

CHỤP MÀN HÌNH

Phương thức giúp đi vào giấc ngủ?

Với Nguyễn Thị Tuyết Hồng, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, ASMR là phương thức giúp cô bạn đi vào giấc ngủ hiệu quả. Hồng mô tả mình có cảm giác như được gãi ngứa ở lưng khi nghe những loại âm thanh như các loại tiếng: nước chảy, viết sách, gõ bàn phím… "Mình thường tìm đến ASMR vào buổi tối và có nhiều lần ngủ thiếp đi khi nghe lúc nào cũng không hay", Hồng kể.

Hồng nói thêm, bản thân dành sự yêu thích cho thể loại ASMR roleplay, đặc biệt là các video có nội dung mà người sáng tạo nhập vai thợ làm tóc. Cô bạn cho rằng xem video ASMR mang lại trải nghiệm sống động như thật.

Còn với Trần Lê Mỹ Ngọc (21 tuổi), nhân viên kế toán tại một công ty nội thất ở Q.12, TP.HCM, các video ASMR mô phỏng tiếng mưa rơi hoặc trải nghiệm chăm sóc da ở spa luôn nằm trong danh mục tìm kiếm hàng đầu trên YouTube của cô bạn. Ngọc nói: "ASMR cũng là một dạng tiếng ồn trắng nên mình luôn cảm thấy rất bình yên mỗi khi xem".

Hàng triệu người “phát cuồng” với tiếng lật giấy, gõ bàn phím - Ảnh 2.

Mỹ Ngọc yêu thích những video ASMR ghi lại tiếng mưa rơi

CHỤP MÀN HÌNH

Tại Việt Nam, một số người trẻ cũng đã thử sức làm video về ASMR, trong đó có Khổng Thị Thanh Trúc (23 tuổi, ngụ tại TP.HCM) với kênh YouTube mang tên Call Me May ASMR. Bén duyên với việc sáng tạo nội dung về ASMR từ tháng 7.2022, Trúc cho biết đây là hình thức giúp bản thân lẫn người xem thư giãn khi làm việc cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bên cạnh việc đăng tải 1, 2 video/tuần lên YouTube, Trúc còn livestream mỗi tối trên kênh TikTok khoảng 4 giờ đồng hồ để thực hiện việc sáng tạo âm thanh ASMR. "Thoạt đầu, mình chủ yếu livestream trên TikTok bán hàng và chỉ dành 30 phút để làm những âm thanh ASMR cơ bản. Điều này vô tình thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đó là lý do để mình chuyển hướng sang làm nội dung về chủ đề này", Trúc chia sẻ và tiết lộ lượt xem livestream cao nhất mà mình nhận được là 4.000 người.

Hàng triệu người “phát cuồng” với tiếng lật giấy, gõ bàn phím - Ảnh 3.

Thanh Trúc trong một video ASMR nhập vai bác sĩ

CHỤP MÀN HÌNH

Để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người xem, Trúc đã bố trí phòng ngủ của mình thành phòng livestream và đầu tư một chiếc micro thu âm khoảng 5 triệu đồng. Về nội dung, bên cạnh việc tạo âm thanh ASMR theo yêu cầu, Trúc còn tập trung vào thể loại roleplay (nhập vai). Trúc cho biết: "Mình thường tự suy nghĩ hoặc "vay mượn" ý tưởng từ các ASMRtist (nghệ sĩ ASMR) nước ngoài. Mình sẽ mua đạo cụ phù hợp với tính chất từng vai rồi tiến hành quay video vào buổi tối để tránh tạp âm".

Nhiều người cho rằng... ngớ ngẩn

Giống như Trúc, Trần Ngọc Minh (26 tuổi, ngụ tại TP.HCM) đã chọn cách xem video ASMR để "xua tan" áp lực công việc và từ đó rẽ sang làm nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực này. Hiện kênh TikTok về ASMR của Minh đã sở hữu 3,6 triệu người theo dõi.

Hàng triệu người “phát cuồng” với tiếng lật giấy, gõ bàn phím - Ảnh 4.

Ngọc Minh đã có 2 năm gắn bó với công việc sáng tạo nội dung về ASMR

CHỤP MÀN HÌNH

"Vì ASMR còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên thời gian đầu, nhiều người đã vội cho rằng ngớ ngẩn khi thấy mình làm những hành động như nói thì thầm vào micro hay cọ xát các đồ vật với nhau trong video. Mình đã rất nản lòng cho đến khi có những người nói với mình rằng họ đã trị được chứng mất ngủ chỉ từ việc xem video của bản thân. Đó là động lực để mình duy trì công việc này đến ngày hôm nay", Minh thổ lộ.

Minh khẳng định bản thân luôn dồi dào ý tưởng trong việc sáng tạo. Với Minh, kể cả những việc bình thường như đi thang máy, nấu cơm, gõ vào nón bảo hiểm cũng có thể mang lại hiệu ứng ASMR. Địa điểm cô thực hiện âm thanh này không chỉ giới hạn trong nhà mà còn có ở ngoài trời.

Đặc biệt, Minh cho biết bản thân đã chuyển nhà nhiều lần mới có thể tìm được một vị trí quay video ưng ý. Minh nói tiếp: "Trong quá trình quay, mình sẽ không bật quạt, điều hòa; ngắt nguồn điện tủ lạnh; đóng hết cửa để giữ được sự yên tĩnh tuyệt đối. Bên cạnh đó, mình trang trí cho căn phòng để tạo ra không gian đẹp mắt với người xem. Về thiết bị quay, mình đã mua 1 chiếc mic chuyên dụng có giá khoảng 6 triệu đồng và đèn led hơn 1 triệu đồng".

Hàng triệu người “phát cuồng” với tiếng lật giấy, gõ bàn phím - Ảnh 5.

Mỗi phiên livestream trên kênh TikTok của Minh đều thu hút hàng ngàn lượt xem

CHỤP MÀN HÌNH

Theo lịch cố định, Minh sẽ livestream trên kênh của mình từ 23 giờ trở đi. Từng có thời điểm một phiên livestream của Minh thu về hàng trăm nghìn lượt xem, trong đó bao gồm cả người nước ngoài. "Giờ đây, mình đã có thêm nguồn thu nhập từ việc các nhãn hàng mỹ phẩm thuê quay video ASMR để quảng cáo. Mình sẽ nhận được trung bình từ 5 đến 10 triệu đồng cho một lần quay", Minh kể thêm và cho hay sẽ tiếp tục phát triển con đường trở thành ASMRtist chuyên nghiệp.

Không nên lạm dụng

Nói thêm về ASMR, bác sĩ Thắng chỉ ra hiện tượng này thực chất đã hiện hữu ở nhiều khía cạnh trong đời sống. Không chỉ âm thanh hay hình ảnh, những gì con người nếm, ngửi hoặc đụng chạm cũng đều có thể tạo nên hiệu ứng ASMR. 

“Lưu ý, vì não bộ của mỗi người có cách xử lý khác nhau nên không phải ai cũng có phản xạ ASMR khi tiếp nhận cùng một loại kích thích, điển hình khi xem clip mukbang, việc cảm thấy sảng khoái hay khó chịu còn tùy vào từng cá nhân”, bác sĩ Thắng khẳng định.

Mặt khác, bác sĩ Thắng cho biết các nghiên cứu hiện nay đang hướng đến việc ứng dụng những âm thanh gây ra phản ứng ASMR để giúp bệnh nhân mắc phải rối loạn giấc ngủ cải thiện tình trạng của mình. Cũng theo bác sĩ Thắng, chưa có báo cáo nào kết luận được rằng phản ứng ASMR về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

“Tuy nhiên, ASMR cũng chỉ là một hình thức còn sơ khai. Về mặt chuyên môn, không nên lạm dụng bất kỳ phương pháp nào nhằm mục đích điều trị khi không có sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi của chuyên gia y tế”, bác sĩ Thắng khuyên. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap