Tại hội thảo "Giải mã chiến lược chinh phục Ivy League và đại học top Mỹ" do Tổ chức giáo dục Summit tổ chức ngày 12/11,ênhthamkhảokhichọntrườngduhọcMỹmẹ kế và những người bạn bà Phan Lê Hằng Giang, thạc sỹ Giáo dục Đại học Virginia (Mỹ), hiện là cố vấn du học, đã chia sẻ cách tận dụng 6 nguồn thông tin để chọn trường đại học phù hợp.
Bảng xếp hạng tổng thể
Bà Giang cho rằng với du học Mỹ, bảng xếp hạng đại học US Newslà nguồn tham khảo phổ biến nhất về thứ hạng của các trường đại học, bên cạnh QS (Quacquarelli Symonds) và THE (Times Higher Education).
Mỗi bảng xếp hạng sẽ có bộ tiêu chí và trọng số khác nhau, đánh giá toàn diện từ chất lượng học thuật, đời sống sinh viên hay chất lượng đầu ra... Vì vậy, thứ hạng trường có thể không giống nhau giữa các bảng xếp hạng. Ví dụ, Princeton là đại học hàng đầu tại Mỹ theo US Newsnhưng xếp sau Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hay Stanford trong các bảng xếp hạng đại học toàn cầu. Song, việc một trường thường xuyên lọt top ở nhiều bảng xếp hạng nghĩa là thương hiệu của họ có độ nhận diện phổ biến nhất định.
"Với các trường này, học sinh và phụ huynh có thể yên tâm về chất lượng", bà Giang nói.
Bảng xếp hạng ngành
Bảng xếp hạng đại học ở từng ngành sẽ giúp học sinh đưa ra lựa chọn sát hơn với nhu cầu du học của mình.
Ví dụ, ở US News, để xếp hạng các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính, ngoài dữ liệu thu thập được, họ còn mời các chuyên gia đầu ngành đánh giá chương trình học để làm căn cứ xếp hạng. Trước đó, chương trình học ở các trường phải đạt tiêu chuẩn của Hội đồng kiểm định uy tín.
Khi xét theo chất lượng ngành học cụ thể, một số trường không thuộc nhóm Ivy League vẫn được xếp hạng cao. Chẳng hạn Đại học Carnegie Mellon không lọt top 20 tốt nhất cả nước, nhưng có chất lượng tốt thứ hai Mỹ ở ngành Khoa học máy tính, cao hơn bốn hạng so với các trường Ivy League như Cornell hay Princeton.
Kênh thông tin của trường
Để tìm kiếm những thông tin như tổng quan về trường đại học, chương trình đào tạo, đời sống sinh viên hay chính sách tuyển sinh, bà Giang cho rằng website của trường là nơi không nên bỏ qua. Ngoài ra, hoạt động của trường cũng được cập nhật liên tục ở các kênh mạng xã hội chính thức.
Sách, website, diễn đàn tư vấn tuyển sinh
Sách hướng dẫn tuyển sinh đại học là nguồn thông tin chi tiết được cả những học sinh bản địa tin cậy. Ví dụ, "Cẩm nang đại học của Fiske" là loạt sách được cập nhật hằng năm, có đầy đủ thông tin về thứ hạng, chất lượng, top ngành học phổ biến, tỷ lệ chấp nhận... của các đại học. Cuốn này còn có bài trắc nghiệm cá nhân, giúp học sinh thêm thông tin tham khảo khi lựa chọn trường và ngành học.
Ngoài ra, các trang web chuyên về tuyển sinh đại học như Princeton Review hay BigFuture cũng rất hữu ích. Học sinh không chỉ khám phá về trường và ngành học yêu thích, mà còn được hướng dẫn về tài chính, kỹ năng, việc làm.
Tương tự, Niche hay College Confidential là các diễn đàn, nơi câu hỏi của ứng viên được chính những người đang theo học hay làm việc tại các trường giải đáp.
Trên Niche, sinh viên có thể đánh giá trường bằng cách chấm điểm về chất lượng học thuật, giảng viên, ký túc xá... thậm chí cả về đồ ăn. Trong khi đó, College Confidential tổng hợp thắc mắc về đời sống đại học thành các chủ đề để thành viên tự do trao đổi hay đưa ra lời khuyên.
Cựu sinh viên hoặc người đang học, làm việc tại trường
Câu chuyện từ những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có thêm thông tin về trường, ngành học mà mình mong muốn. Từ việc lắng nghe, bạn cũng hiểu được suy nghĩ hay sự hài lòng của họ với môi trường đang theo học.
Bà Giang cho biết nhiều đại học Mỹ khuyến khích ứng viên tìm hiểu trường bằng cách này. Trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn, các ứng viên được trò chuyện với cựu sinh viên để tìm hiểu về trường.
Công ty tư vấn, Hội thảo du học
Theo bà Giang, những tổ chức tư vấn tốt sẽ cập nhật những xu hướng mới nhất về tuyển sinh đại học Mỹ, đồng thời hiểu rõ học viên của mình để định hướng, hỗ trợ họ về học tập và ngoại khóa phù hợp. Nhiều đơn vị xây dựng được mạng lưới du học sinh xuất sắc, tạo cơ hội cho ứng viên giao lưu, học hỏi.
Ngoài ra, tham gia các hội thảo du học là dịp để học sinh gặp gỡ, đặt câu hỏi với đại diện tuyển sinh của trường hoặc với các diễn giả. Qua đó, họ hiểu thêm về các tiêu chí hoặc chính sách tuyển sinh, cơ hội học bổng, nghiên cứu hay đời sống của sinh viên.
Phương Anh