Phần đất hiến tặng đó phục vụ 5.230 dự án mở rộng đường,ócnhìnphóngviênLuậthóaviệchiếnđấtmởhẻbaccarat offline hẻm cùng nhiều công trình công cộng khác, giúp bộ mặt đô thị khang trang, người dân đi lại thuận tiện, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Điển hình khi mở rộng đường Cô Giang (Q.Phú Nhuận), có hộ dân đã hiến gần 40 m2, tương đương diện tích một căn nhà trung bình. Với đô thị đắt đỏ như TP.HCM, tấc đất là tấc vàng. Điều đó cho thấy người dân không tiếc đất, tiếc tiền và muốn đóng góp chút tài sản riêng để cả hẻm cùng vui. Khi đường hẻm rộng thênh thang thì giá trị nhà, đất cũng tăng lên đáng kể.
Hẻm 791 Trần Xuân Soạn (P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM) được mở rộng, người dân đi lại thoải mái hơn |
NGUYÊN VŨ |
Con số diện tích đất hiến tặng lớn như thế nhưng nhiều quận, huyện thừa nhận rằng việc vận động ngày càng khó khăn hơn, bởi gặp nhiều bất cập, mà phần thiệt thòi lại chính là người dân. Nguyên nhân có thể được lý giải do pháp luật chưa có quy định cụ thể về vận động người dân hiến đất mở rộng đường, hẻm.
Thực tế cũng chỉ ra những nhà đầu hẻm, tiếp giáp mặt tiền đường lớn, không được hưởng lợi từ việc mở rộng hẻm. Việc xẻ dọc, xẻ ngang căn nhà dẫn đến phá vỡ toàn bộ kết cấu công trình, làm giảm giá trị phần nhà, đất còn lại. Nhiều trường hợp khác thì nhà nhỏ, nhân khẩu đông, khi mở rộng hẻm sẽ bị thu hẹp, thậm chí giải tỏa trắng, cuộc sống rất khó khăn…
Giải pháp mà Sở TN-MT TP.HCM đưa ra là tiếp tục lồng ghép, kiến nghị các cơ quan T.Ư sửa đổi, bổ sung luật Đất đai năm 2013 và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Các trường hợp nhà đất diện tích nhỏ dưới 36 m2, nhân khẩu trên 6 người thì cần có chính sách hỗ trợ, xem xét, giải quyết mua nhà ở, đất ở tái định cư hoặc nhà ở xã hội. Việc hiến tặng dựa trên tinh thần tự nguyện, nhưng để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các hộ dân và nhà nước thì việc luật hóa là cần thiết và cần làm sớm. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần linh hoạt, công khai để tránh sự so bì, mất đi tình cảm hàng xóm láng giềng.