BHXH là một trong các trụ cột an sinh xã hội cơ bản của một quốc gia,Đểkhôngphảilolắnggìthêmsaukhiđónbet mà thông thường vai trò chính yếu của nó nằm ở chỗ giúp mỗi cá nhân và gia đình của họ an tâm khi gặp phải rủi ro như thất nghiệp, bệnh tật, hết sức lao động hoặc những trường hợp khẩn cấp khác như dịch bệnh, thiên tai.
Với sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước hỗ trợ trong một số trường hợp, chính sách BHXH hướng tới xây dựng một xã hội bền vững, công bằng hơn. Vậy thì BHXH "đẹp lên, hấp dẫn hơn", như ý kiến của đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, được thể hiện như thế nào? Bà Thúy cũng nêu quan điểm đó là một hệ thống mà có thể không phải người nào cũng có thể tham gia được, nhưng nếu tham gia rồi thì họ sẽ không phải lo lắng gì thêm nữa, nhất là lúc về già không phải loay hoay vấn đề khám chữa bệnh, chỗ ở...
Khía cạnh mà bà Thúy đề cập chính là khả năng hệ thống BHXH đáp ứng mong muốn của xã hội, nói cách khác là hiệu suất khi thực hiện các mục tiêu an sinh. Hiện hệ thống BHXH đã chạm được một số tiêu chí như "toàn diện" (gồm nhiều loại bảo hiểm như: thất nghiệp, y tế, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...), "đa chiều" (chính sách đào tạo nghề cho người lao động quay trở lại thị trường lao động).
Tuy nhiên, thực tế hệ thống BHXH đang còn nhiều tồn tại dai dẳng, khi diện bao phủ BHXH còn thấp so với tiềm năng (tại TP.HCM, BHXH mới chỉ bao phủ được phân nửa lực lượng lao động trong độ tuổi), tính tuân thủ pháp luật về BHXH chưa cao, người lao động còn vất vả đi đòi nợ BHXH, còn xếp hàng chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính, lương hưu còn quá thấp... Xây dựng luật BHXH "đẹp lên, hấp dẫn lên" còn là nhìn nhận, khắc phục những điều mà người dân chưa hài lòng đó.