Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ,ợiíchcủamậtonggiúptăngđềkhángphòngcảmcútỹ lệ kèo giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nhiều người dễ mắc bệnh. Những đối tượng dễ mắc bệnh là ở người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch kém.
Một số bệnh thường gặp lúc thời điểm giao mùa như cảm cúm, viêm phổi, đau mắt đỏ, dị ứng da, đau xương khớp, viêm xoang,… Có một số dược liệu từ thiên nhiên giúp tăng đề kháng hiệu quả, trong đó có mật ong.
Mật ong được tạo thành từ những tinh chất mà ong thu thập được từ phấn hoa. Đây là một loại tinh chất thuần khiết không có sự gia giảm bất cứ chất nào, bao gồm nước và lượng đường. Mật ong được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi, không chỉ dùng để làm gia vị, nó còn được dùng để chữa bệnh, chăm sóc da…
"Thành phần chủ yếu của mật ong gồm 60-70% đường glucose và levulose, 3-10% đường saccarose, vitamin B2, PP, B6,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiễm trùng, bồi bổ cơ thể, trị cảm cúm, phục hồi sức khỏe sau ốm...", bác sĩ Vũ chia sẻ.
Theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt thanh, tính bình. Tác dụng bổ trung, giải độc, chỉ thống, làm giảm tăng tiết dịch vị dạ dày. Mật ong cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm táo bón, đầy hơi nhờ tác dụng nhuận tràng.
Mật ong có thể được sử dụng để uống trực tiếp hằng ngày. Uống mật ong với lượng vừa sẽ không gây tình trạng dư thừa đường hay dưỡng chất. Một cốc nước mật ong ấm vào buổi sáng, kết hợp với vài lát chanh hoặc nghệ sẽ thúc đẩy sự gia tăng các chất chống oxy hóa có lợi, kích thích sản sinh kháng thể và chống lại hoạt động của vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bác sĩ Vũ lưu ý mặc dù mật ong có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nhưng nó không được khuyến nghị trong một số trường hợp. Ví dụ như trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai, huyết áp thấp hoặc đường máu thấp, người có tiền sử dị ứng với một số thành phần của mật ong… Mật ong nguyên chất có khả năng tương tác với thuốc tránh thai, thuốc hạ đường huyết.
Một số cách phòng tránh bệnh giao mùa
Theo bác sĩ Vũ, để phòng tránh các bệnh giao mùa cần giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng. Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi hay một số loại gia vị có tính ấm như gừng, tỏi, nghệ, tiêu, quế…
Tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ. Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng.
Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch. Giữ ấm cơ thể. Khi có biểu hiện bất thường cần đến bác sĩ khám và tư vấn.