Sứt mẻ lực lượng
Sự cố 5 tuyển thủ dính chất cấm ở SEA Games 31 (năm 2022) khiến điền kinh VN sứt mẻ lực lượng nghiêm trọng bởi 2 trong số 5 VĐV này là Hoàng Thị Ngọc,ĐiềnkinhViệtNamlokhoảngtrốngkếthừbet 69 tỷ lệ cá cược nhà cái Vũ Thị Ngọc Hà quyết định giã từ sự nghiệp. Quách Thị Lan, Khuất Phương Anh chưa hết án phạt và nếu trở lại cũng khó lấy lại phong độ đỉnh cao.
Tại giải điền kinh vô địch quốc gia 2023 đang diễn ra tại Hà Nội, cựu vô địch châu Á Nguyễn Thị Huyền cũng nói lời giã từ sự nghiệp để chuyển sang công tác huấn luyện. Cựu nữ hoàng tốc độ Đông Nam Á Lê Tú Chinh cũng chưa thể quay lại đường chạy vì chấn thương. Trước đó, hàng loại tên tuổi lớn của điền kinh VN như Nguyễn Văn Lai, Dương Văn Thái cũng giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế. "Phải thừa nhận thực tế là điền kinh VN đang rơi vào khủng hoảng lực lượng, và đó là một phần nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta từng thống trị 3 kỳ SEA Games liên tiếp (29, 30, 31) nhưng bị Thái Lan qua mặt ở SEA Games 32, trắng tay ở ASIAD 19 ", ông Dương Đức Thủy, nguyên trưởng bộ môn điền kinh Cục TDTT, cho biết.
Tre già nhưng măng chưa mọc
Ngoài sứt mẻ lực lượng, điền kinh VN còn đối mặt việc khan hiếm tài năng kế thừa trong bối cảnh các trụ cột đang chững lại. Đơn cử như Nguyễn Thị Oanh năm nay 28 tuổi vẫn dễ dàng giành HCV ở giải vô địch quốc gia các nội dung mà cô tham dự dù thông số thành tích ngày càng thụt lùi. Nhà vô địch nhảy xa ASIAD 18 (năm 2018) Bùi Thị Thu Thảo (31 tuổi) vừa bị Hoàng Thanh Giang qua mặt ở giải quốc gia nhưng thông số thành tích cả hai đều thấp nếu so với các đối thủ trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Cự ly 800 m cả nam lẫn nữ từng là thế mạnh của điền kinh VN với đỉnh cao là Trương Thanh Hằng, Nguyễn Đình Cương nay chưa có người thay thế.
"Rất nhiều nội dung trước kia chúng ta có đến vài chục VĐV đăng ký thi đấu các giải trẻ, giải quốc gia nay số lượng giảm sút nhiều. Điều này đặt ra vấn đề báo động mà không phải bây giờ chúng tôi mới đề cập là công tác đào tạo trẻ, sự đầu tư đúng mức cho đội tuyển, công tác đào tạo HLV, thuê mướn chuyên gia, tập huấn quốc tế...", ông Dương Đức Thủy cho biết.
Cần được đầu tư tốt hơn
Ở lứa VĐV kế thừa, điền kinh VN hiện có 2 gương mặt đáng chú ý là Trần Thị Nhi Yến (cự ly ngắn) và Lê Thị Tuyết (cự ly dài). Nhi Yến năm nay 18 tuổi, xuất sắc đoạt HCB 200 m, HCĐ 100 m ở SEA Games 32 và tiến triển tốt về thông số thành tích. Chân chạy 19 tuổi Lê Thị Tuyết cũng trình làng ở SEA Games 32 với tấm HCB nội dung marathon và trên đà phát triển.
"Tài năng kế thừa chỉ đếm trên đầu ngón tay như vậy là quá hiếm, chưa kể đó không phải đến từ sự chăm chút đầu tư bài bản mà mang tính tự nhiên, đột biến. Nếu để ý sẽ thấy điền kinh VN hiện nay không còn những chương trình tập huấn dài hạn ở nước ngoài tại Trung Quốc, Mỹ như trước. Giải vô địch quốc gia 2023 cũng không thể tổ chức ở nơi có điều kiện tốt nhất là Mỹ Đình vì không đủ tiền thuê sân đã nói lên khó khăn đầu tiên và cần giải quyết của điền kinh VN đó là kinh phí", ông Dương Dức Thủy chia sẻ.
Nguyễn Thị Oanh dễ dàng đoạt 3 HCV
Ở ngày thi đấu thứ 2 giải điền kinh vô địch quốc gia 2023 diễn ra hôm qua 25.10 tại Hà Nội, Nguyễn Thị Oanh (Bắc Giang) liên tiếp giành 2 HCV ở nội dung 5.000 m vào buổi sáng và 3.000 m vượt chướng ngại vật vào buổi chiều. Sau 2 ngày tranh tài, cô dễ dàng có cho mình 3 HCV.