Báo cáo đăng trên chuyên san Planetary Sciencexác định phần tên lửa Trung Quốc là một bộ phận của tàu vũ trụ robot thử nghiệm Hằng Nga-5 T-1.
Được phóng từ bãi phóng vệ tinh Tây Xương ở miền tây nam Trung Quốc vào tháng 10.2014, phần trên cùng của tên lửa đẩy đã tạo ra hai hõm chảo trên bề mặt mặt trăng, theo đó phản ánh sự hiện diện của một tải trọng chưa được tiết lộ trước đó, theo báo cáo.
Tác giả Tanner Campbell, nghiên cứu sinh Đại học Arizona (Mỹ), đã ghi nhận sự bất thường khi tên lửa lao xuống mặt trăng.
Thông thường, phần thân tên lửa phải thể hiện sự chao đảo do cấu trúc phi đối xứng của nó. Tuy nhiên, kết quả quan sát cho thấy bộ phận tên lửa Trung Quốc di chuyển khá ổn định, dấu hiệu của sự phân bổ khối lượng ổn định ở phần trên của tên lửa.
Một thứ gì đó ở phần trên tên lửa đã giúp cân bằng và tạo nên đối trọng cho các động cơ trọng lượng nặng ở phần dưới (khoảng 544 kg). Vì thế, các nhà nghiên cứu cho thấy sự đối xứng bất thường ở tên lửa Trung Quốc đã tạo nên hõm chảo kép ở nơi tên lửa lao xuống.
Nếu so sánh với các sứ mệnh Apollo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), theo đó để phần còn lại của tên lửa đẩy rơi xuống mặt trăng với mục đích nghiên cứu, mỗi sứ mệnh như thế của Mỹ tạo nên một hõm chảo hình tròn hoặc hình thuôn dài, chứ không bao giờ là hõm chảo kép với kích thước tương đương như trường hợp của tên lửa Trung Quốc.
Đó là lý do ông Campbell và các đồng sự cho rằng phải có một thứ gì đó trên bộ phận tên lửa Trung Quốc vào thời điểm lao xuống mặt trăng.
Trung Quốc chưa bình luận về kết quả báo cáo của các chuyên gia Mỹ.
Mặt trăng đang bị tính non đến hơn 40 triệu năm tuổi