Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng,ảđoànthanhtranhậntiềncủaSCBngườiíttriệungườinhiềutỉhl8 kinh tế và buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
Bà Trương Mỹ Lan đã rút hơn 1 triệu tỉ đồng từ SCB bằng cách nào?
Thanh tra đâu sai đấy nhưng vẫn được bưng bít
Theo kết luận điều tra, SCB yếu kém về tài chính và mắc rất nhiều sai phạm, song để che giấu và tránh bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, được tiếp tục tái cơ cấu, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã nhờ bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giúp đỡ.
Kết luận điều tra thể hiện, trong thời gian xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015 - 2019, NHNN triển khai 3 đoàn thanh tra. Trong đó, đoàn thanh tra liên ngành năm 2017 - 2018 được giao thanh tra toàn diện SCB để lấy cơ sở đánh giá tình hình, thực trạng tín dụng, nợ xấu của nhà băng này, cũng như tình trạng sở hữu cổ phần, kiểm soát điều hành ngân hàng của bà Trương Mỹ Lan.
Quá trình thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, song do bị "mua chuộc", đoàn thanh tra đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra cho NHNN nên cơ quan này không có đủ thông tin phục vụ chỉ đạo xử lý các sai phạm của SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Theo kết luận điều tra, ngày 1.8.2017, ông Nguyễn Văn Hưng, khi đó là Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN đã ra quyết định thành lập đoàn liên ngành thanh tra SCB. Đoàn do bà Nhàn làm trưởng đoàn, gồm 18 thành viên, chia thành 4 tổ.
Kết quả thanh tra xác định SCB sai phạm tất cả các nội dung thanh tra, như tăng trưởng tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ an toàn tối thiểu, tỷ lệ cấp tín dụng vào các dự án bất động sản, xử lý nợ xấu… đặc biệt là sai phạm trong việc cấp tín dụng hầu hết đều rủi ro mất vốn.
Trước kết quả này, SCB có ý kiến nếu phải phân loại nợ xấu thì lợi nhuận SCB sẽ âm rất lớn, mất cân đối nguồn nghiêm trọng, không được tiếp tục cho vay và khả năng phá sản là rất cao. Do vậy, SCB kiến nghị đoàn thanh tra tạo điều kiện và được đoàn lập 4 biên bản vi phạm hành chính, sau đó bị xử phạt 965 triệu đồng.
Bà Trương Mỹ Lan đã rút hơn 1 triệu tỉ đồng từ SCB bằng cách nào?
Quá trình làm dự thảo báo cáo phục vụ báo cáo lãnh đạo NHNN và Thủ tướng, bà Nhàn đã chỉ đạo tổ tổng hợp bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu với tổng dư nợ gần 38.000 tỉ đồng. Sau khi bỏ ngoài số liệu này, các chỉ tiêu tài chính của SCB đã bị sai lệnh, nợ xấu đang từ 91.067 tỉ đồng giảm xuống còn 53.114 tỉ đồng; vốn sở hữu từ âm 19.154 tỉ đồng thành dương 2.757 tỉ đồng; lỗ lũy kế từ âm 31.902 tỉ đồng xuống còn âm 9.991 tỉ đồng và hệ số an toàn vốn riêng lẻ từ âm 4,24% thành dương 5,92%.
Làm việc với cơ quan điều tra, bà Nhàn và ông Hưng đều thừa nhận thời kỳ thanh tra, thực trạng tài chính của SCB "rất xấu, đủ điều kiện đưa vào diện kiểm soát đặc biệt". Tuy nhiên, ông Hưng đã báo cáo không đúng, không kiến nghị chuyển cơ quan điều tra để xử lý, từ đó lãnh đạo NHNN không có đủ thông tin để xử lý sai phạm của SCB và ngăn chặn hành vi phạm tội của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Tỉ phú Chu Lập Cơ nghe vợ chỉ đạo, gây thiệt hại 39.000 tỉ đồng của SCB
Cả đoàn thanh tra nhận tiền
Theo kết luận điều tra, để được bưng bít, bao che, SCB đã chi rất nhiều tiền cho đoàn thanh tra.
Bà Đỗ Thị Nhàn thừa nhận, trong thời gian thanh tra SCB đã nhiều lần nhận tiền của SCB với tổng số 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118 tỉ đồng).
Ông Hưng từ tháng 4.2016 đến 1.10.2018 đã nhiều lần nhận quà là tiền từ lãnh đạo SCB, tổng cộng 390.000 USD.
Bị can Nguyễn Văn Du, cựu quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN, là người ký ban hành kết luận, thừa nhận có quen biết và nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo SCB. Những lần này, lãnh đạo SCB có đưa quà nhưng ông Du đều không nhận mà trả lại.
Bị can Nguyễn Thị Phụng, Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, là Phó trưởng đoàn thanh tra SCB, thừa nhận nhiều lần nhận tiền của SCB với tổng số 20.000 USD và 210 triệu đồng. Bà Phụng còn nhận từ SCB 1 đồng hồ, 1 túi xách và 1 chiếc khăn trong quá trình thanh tra ngân hàng này.
Bị can Đỗ Anh Tuấn, Tổ trưởng Thanh tra số 3, nhận 4 lần tiền của SCB, mỗi lần 10.000 USD. Số tiền này ông Tuấn đã trả lại 20.000 USD, còn lại sử dụng cá nhân. Ông Tuấn còn nhận quà là 2 chiếc áo của SCB.
Bị can Trần Văn Tuấn, Tổ trưởng Tổ thanh tra số 4, cũng thừa nhận 4 lần được SCB đưa tiền, quà, lợi ích vật chất tổng cộng 6.000 USD và 40 triệu đồng.
Bị can Lê Thanh Hà, Tổ trưởng Tổ thanh tra số 5, thừa nhận 5 lần nhận tiền từ Tổng giám đốc SCB và các giám đốc Chi nhánh Gia Lai, Chi nhánh Hai Bà Trưng, tổng cộng 14.000 USD và 100 triệu đồng trong quá trình thanh tra.
Bị can Trương Việt Hưng, thành viên Tổ thanh tra số 4, chưa thừa nhận việc nhận tiền và quà từ SCB. Tuy nhiên lời khai của các thành viên trong tổ thanh tra và các cá nhân tại SCB khẳng định Hưng đã 2 lần nhận tổng 6.000 USD. Trong đó, lần đầu vào ngày 15.8.2018, lãnh đạo SCB đưa cho tất cả thành viên đoàn thanh tra mỗi người 1.000 USD; lần 2 vào dịp nghỉ lễ 2.9.2017, lãnh đạo SCB đưa 5.000 USD/người cho thành viên Tổ thanh tra số 4 và các thành viên trong đoàn thanh tra.
Xem nhanh 20h ngày 18.11: Vụ Vạn Thịnh Phát - vén màn thùng tiền hối lộ và thủ đoạn của ông Nguyễn Cao Trí
Bị can Nguyễn Duy Phương, thành viên Tổ thanh tra số 4, thừa nhận 2 lần được SCB đưa tiền tổng cộng 1.000 USD và 20 triệu đồng. Với số tiền 5.000 USD dịp lễ 2.9, bị can này khai không nhớ, song tài liệu điều tra thu được xác định SCB có đưa 5.000 USD cho Phương và thành viên của đoàn thanh tra.
Bị can Nguyễn Văn Thùy, thành viên Tổ thanh tra số 1, khai 6 lần nhận tiền, tổng cộng 21.000 USD và 60 triệu đồng từ SCB. Ngoài tiền, ông Thùy còn nhận quà là 1 áo sơ mi, 1 áo phông và 1 hộp yến từ SCB.
Một số thành viên đoàn thanh tra khai 4 lần nhận tiền thì có 2 lần trả lại, 2 lần còn lại nhận tổng cộng 100 triệu đã sử dụng vào mục đích cá nhân.
7 thành viên trong đoàn thanh tra, gồm ông Lại Văn Bách, bà Bùi Vũ Hồng Trang, bà Phạm Thị Thùy Linh, ông Phạm Quốc Thịnh, bà Phạm Hồng Lin, bà Nguyễn Lan Hương và bà Nguyễn Hà Linh đều có sai phạm trong quá trình thanh tra khi đã nhận tiền của SCB, người ít 100 triệu, người nhiều 9.000 USD.
Tuy nhiên, C03 xác định những người này là cấp dưới, chỉ tham gia một phần việc do tổ trưởng giao, báo cáo gửi tổ trưởng và trưởng đoàn đều phản ánh trung thực, hợp tác tích cực trong quá trình điều tra và đã chủ động nộp lại toàn bộ tiền nhận từ SCB trước khi vụ án bị khởi tố. Do vậy, C03 không xử lý hình sự mà đề nghị xử lý nghiêm về Đảng và chính quyền.