Lao động nước ngoài tại Việt Nam được nghỉ lễ,ămvìsaongườilaođộngđượcnghỉlễtếtíthơjvid tết dài hơn
Bộ LĐ-TB-XH cho biết, trong năm 2024, người lao động có 11 ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương theo quy định tại bộ luật Lao động năm 2019.
Cụ thể, dịp tết Dương lịch được nghỉ 1 ngày (1.1), tết Nguyên đán nghỉ 5 ngày, ngày Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ 1 ngày (10.3 âm lịch), ngày Chiến thắng nghỉ 1 ngày (30.4), ngày Quốc tế lao động nghỉ 1 ngày (1.5), dịp Quốc khánh nghỉ 2 ngày (2.9 và 1 ngày trước hoặc sau 2.9).
Bộ luật Lao động cũng quy định, nếu các ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Căn cứ vào điều kiện thực tế hằng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.
Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
CSGT mướt mồ hôi điều tiết tại nút giao thông ngàn tỉ trước kỳ nghỉ lễ
Doanh nghiệp được lựa chọn 3 phương án nghỉ tết Nguyên đán
Căn cứ quy định trên và theo phương án lịch nghỉ lễ tết được Thủ tướng Chính phủ thông qua, trong năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ 17 ngày, trong đó có 11 ngày nghỉ chính thức và 6 ngày rơi vào cuối tuần.
Cụ thể, dịp tết Dương lịch, do ngày 1.1 rơi vào thứ hai nên người lao động sẽ được nghỉ liền mạch 3 ngày, trong đó có 2 ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ tết (từ 30.12.2023 - 1.1.2024).
Nếu người lao động làm việc theo chế độ nghỉ 1 ngày chủ nhật hằng tuần thì lịch nghỉ tết Dương lịch chỉ kéo dài 2 ngày, từ chủ nhật (31.12.2023) đến hết thứ hai (1.1.2024).
Đối với tết Nguyên đán Giáp Thìn, người lao động được nghỉ 5 ngày tết và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ bảy và chủ nhật sẽ có lịch nghỉ tết Nguyên đán năm 2024 kéo dài 7 ngày, từ thứ năm (ngày 8.2.2024) đến hết thứ tư (ngày 14.2.2024), tức từ ngày 29 tháng chạp năm Quý Mão đến mùng 5 tháng giêng năm Giáp Thì.
Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể bố trí, sắp xếp lịch nghỉ tết phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo 3 phương án nghỉ tết, gồm: nghỉ 1 ngày cuối năm Quý Mão và 4 ngày đầu năm Giáp Thìn; nghỉ 2 ngày cuối năm Quý Mão và 3 ngày đầu năm Giáp Thìn, hoặc 3 ngày cuối năm Quý Mão và 2 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10.3 âm lịch) năm 2024 là thứ năm (18.4.2024), người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày.
Dịp lễ 30.4 và 1.5 rơi vào các ngày làm việc trong tuần là thứ ba (30.4) và thứ tư (1.5) nên người lao động không được nghỉ bù, là ít hơn so với các năm trước.
Đối với ngày nghỉ Quốc khánh, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày, từ thứ bảy (31.8.2024) đến hết thứ ba (3.9.2024).
Theo Bộ LĐ-TB-XH, khu vực doanh nghiệp có thể chọn 2 phương án: nghỉ trước hoặc nghỉ sau 2.9. Tuy nhiên, khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Như vậy, tổng số ngày nghỉ lễ, tết trong năm 2024 là 17 ngày.
Người lao động muốn có thêm ngày nghỉ
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện Việt Nam chỉ có 11 ngày nghỉ lễ, tết chính thức, trong khi hầu hết các nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á đều có số ngày nghỉ, lễ tết trong năm từ 15 - 16 ngày. Điều này đặt ra vấn đề cần phải tăng số ngày nghỉ cho người lao động.
"Người lao động muốn được đưa con đến trường ngày khai giảng. Đây là việc nhân văn, vì vậy chúng tôi kiến nghị tăng thêm 2 ngày nghỉ nữa vào dịp lễ Quốc khánh. Chúng ta cần tăng ngày nghỉ cho người lao động, khi tổng ngày nghỉ đang thấp hơn so với khu vực và kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển", ông Hiểu bày tỏ.
Theo lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, không cần đợi đến khi sửa luật, chúng ta có thể lựa chọn những quy định cấp thiết, trong đó có giảm giờ làm chính thức và tăng số ngày nghỉ cho người lao động.
Đồng tình đề xuất này, ông Nguyễn Văn Tân, Quản lý sản xuất, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hosiden Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), cho rằng thay vì đề xuất giảm giờ làm, nên tăng ngày nghỉ cho người lao động.
"Những ngày nghỉ đã có nên giữ nguyên vì nếu nghỉ thêm sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Nhưng chúng ta nên bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ khác, để mỗi quý người lao động đều có ngày nghỉ, có thời gian tái tạo sức lao động", ông Tân chia sẻ.